Nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu mới là “phế phẩm nông nghiệp” thay cho nguyên liệu gỗ đang khan hiếm hiện nay cũng nhưcải thiện sinh kế của nông dân địa phương và các bên liên quan trên khắp Việt Nam, Đặng Thị Ngọc Ánh, cô sinh viên đến từ trường Đại học Khoa học Huế đã cho ra đời dự án sản xuất “Giấy Xanh” – giấy từ lá cây và phế phẩm nông nghiệp. Dự án đã sử dụng các biện pháp kỹ thuật tác động đến nguyên liệu chủ yếu là lá cây và phế phẩm nông nghiệp mà không dùng đến gỗ. “Giấy Xanh” với nguyên liệu đầu vào có giá thành rẻ gồm lá cây và các phế phẩm nông nghiệp (rơm rạ, thân cỏ, bã dừa, bã mía, xác hữu cơ thực vật,…) để sản xuất giấy có khả năng ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn như: giấy in, giấy viết, giấy thủ công mỹ nghệ, giấy dán tường cách âm, giấy hút ẩm,…

 “Giấy xanh” được ứng dụng rộng vào thực tiễn

Với ưu quy trình sản xuất đơn giản, nguyên liệu vốn đầu vào ít nhưng cho ra sản phẩm đầu ra có khả năng ứng dụng rộng rãi giá thành đầu ra tương đối cao, hứa hẹn sẽ là dự án thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận lớn nếu được đầu tư đồng bộ.

Với dự án “Giấy Xanh”– giấy từ lá cây và phế phẩm nông nghiệp, Ngọc Ánh đã nhận được nhiều trong các cuộc thi như: giải Nhà sáng chế triển vọng của chương trình “Nhà sáng chế” do VTV tổ chức năm 2013, giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế” năm 2013, giải Khuyến khích trong cuộc thi “Khởi nghiệp sáng tạo Huế 2016”. Giấy Xanh sẽ là nhân tố đổi mới của ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy Việt Nam.

Comments are closed.